Kính gửi ban biên tập báo Đời Sống & Pháp Luật.
v/v: bài báo về Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) đăng trên trang 2 – 3, báo số 29 (tuần 22 – 28/7/2014).
Tôi gửi thư này cho quý báo với mục đích như sau :
1. Chỉ rõ ra những nhận thức sai lầm về Pháp Luân Đại Pháp viết trong bài báo.
2. Kiến nghị quý báo cải chính những nhận định sai lầm như vậy.
Bài báo đăng ở trang 2 và trang 3, gồm có một bài chính, và hai phần tạm gọi là “bài phụ” là trao đổi với một nhà cảm xạ học và một nhà khí công sư – võ sư – bác sỹ. Chủ đề chính của bài, như được chỉ ra ở tiêu đề, là nói rằng học Pháp Luân Đại Pháp có thể có hậu quả nghiêm trọng. Và trong bài chính và hai bài phụ, có một số luận điểm hậu thuẫn ý chính nói trên. Nhưng đọc xong, tôi thấy rằng tất cả những điểm đó đều có vấn đề. Nay xin trình bày rõ với quý báo như sau.
1. Về chủ đề chính của bài báo: “cái giá phải trả”
Đầu tiên, tiêu đề bài báo viết: “Cái giá phải trả của những người cuồng tín cả tin theo kẻ tự xưng là truyền nhân của “Phật tổ”” . Tiếp đó là đoạn chữ đậm biểu hiện ý chính của bài, viết “những con thiêu thân… tử vì Đạo”. Và tiếp đó là dòng chữ đậm có đoạn “Vì niềm tin mù quáng ấy mà có người đã phải trả giá bằng chính sức khoẻ, tinh thần, thậm chí là tính mạng”.
Với những hàng giật tít như vậy, người đọc sẽ hiểu ý của tác giả muốn nói rằng học Pháp Luân Đại Pháp sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cụ thể là có khả năng mất mạng.
Với kết luận rất nặng như vậy, đọc giả như tôi tự nhiên đặt ra câu hỏi: tác giả bài báo có đưa ra bằng chứng cụ thể hay không? Đọc xong, tôi thấy rằng: tác giả không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, trái lại, hai người chứng duy nhất đều phủ định kết luận của tác giả, cụ thể là, cả hai người chứng đều nói họ học Pháp Luân Đại Pháp và thu được kết quả rất tốt.
Hai người học Pháp Luân Đại Pháp như dẫn ra trong bài báo –chị Trần Thu Trà ở Đội Cấn và chị Nguyễn Thị Thu Hồng ở Thanh Xuân– đều nói rất tốt về Pháp Luân Đại Pháp. Đều nói rằng học Pháp Luân Đại Pháp đã chữa khỏi bệnh cho bản thân hai chị đó. Chị Trà cũng giới thiệu cho cả nhà cùng tập luyện. Trong bài có dẫn đoạn để trong ngoặc kép lời của chị Hồng: “Từ ngày tôi tập Pháp Luân Công người khoẻ ra, những bệnh tật thông thường không còn nữa,…”. Không có đoạn trích dẫn nguyên lời của chị Trà về hiệu quả tu tập, chỉ nói chung là hết bệnh khoẻ người, nên tôi cũng không dẫn ở đây.
Trên thực tế, những ca ngợi như vậy rất thường gặp ở các học viên Pháp Luân Đại Pháp, vốn vô cùng đông đảo trên thế giới hôm nay, điều đó tác giả có thể dễ dàng tìm được trên Internet. Cá nhân tôi tiếp xúc với nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp và cũng nghe nhiều lời tương tự.
Vậy là, cả hai dẫn chứng đều không chứng minh cho tiêu đề bài báo, hay nói đúng hơn là phản biện ngược lại. Người học Pháp Luân Đại Pháp đã từ chính miệng họ nói ra hiệu quả họ nhận được và khen rằng rất là tốt. Họ cũng không hề nói họ phải trả giá điều gì như tiêu đề bài báo!
Vậy thì ai là người đưa ra lời kết tội về cái giá phải trả ở đây? Tôi hiểu rằng, đó là người viết báo. Tác giả mặc kệ lời khen của người trực tiếp học, và cứ ngang ngạnh áp đặt ý kiến của mình rằng: họ khen ngợi môn này, thuần tuý là vì “cuồng tín”, là như “nhập đồng”, là “tin vào một cách mê muội”, v.v.
Tôi hiểu, ý tác giả nói là vì hai người đó ngu muội nên mới khen ngợi. Cái này quá vô lý đi. Người ta học, hết bệnh, bản thân người đó chứng thực, gia đình cũng biết, hàng xóm cũng biết. Những việc thế này sao mà lừa được. Bệnh tật hàng bao nhiêu năm như thế, giờ đã khỏi. Mà cũng không phải một người như vậy. Đây là điều chính tác giả đã viết: “Tập Pháp Luân Công không chỉ là những người bình thường, có cả những vị mang học vị tiến sỹ có thời gian nghiên cứu tâm linh…” Và tất cả những người tìm được ích lợi tốt như vậy từ Pháp Luân Đại Pháp đồng dạng bị tác giả xếp vào loại “cũng bị lạc vào ma trận này”. Thật là xúc phạm! Tôi không rõ 100 triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp toàn cầu –đông hơn dân số Việt Nam– nếu đọc đoạn này thì sẽ nghĩ thế nào? Ồ! Ở Việt Nam có ai nói chúng ta đều là ngu ngốc và mê muội này, không hiểu anh ta là người “thông minh” ở tầm cỡ nào nhỉ!
Đây là đoạn văn tác giả bài báo viết: “Thật sự nghe những tín đồ của Pháp Luân Công nói về công năng của đạo pháp này khiến người ngoài như tôi như bị dẫn dụ vào một giáo pháp cực kỳ cao siêu mà căn nguyên có thể tín xuất phát từ đạo Phật.” Như vậy, tôi hiểu rằng tác giả đưa ra kết luận trên là vì tác giả đã nghe rõ ràng nhưng không tin vào điều được nghe vì nó quá siêu thường theo nhận thức của tác giả. Cái đó có thể thông cảm. Trên đời này có quá nhiều điều kỳ diệu mà khoa học không giải thích được. Ai đó một ngày nào đó gặp một điều gì đó và cảm thấy quá khó tin,… cái đó không hiếm lắm. Có một số người mà kiến thức của họ chỉ có ngần ấy thôi. Cái này là có thể thông cảm.
Nhóm tập công tại thành phố Vũ Hán, phia đông Trung Quốc, tạo hình đồ hình pháp luân
Nhưng vấn đề ở đây là: cá nhân tác giả không tin cho nên kết luận rằng điều đó không đúng, sau đó đưa ra kết tội nặng nề như vậy, và đăng lên báo! Tôi nghĩ rằng, với cương vị là tờ báo của Trung ương Hội luật sư Việt Nam, thì có lẽ cũng phải đủ khả năng phân biệt được khoảng cách giữa sự không tin của cá nhân với hành vi viết bài lên báo để kết tội nặng nề đến vậy.
Tôi cảm giác như mình đang ngồi ở phòng xử án và chứng kiến: Bên nguyên cáo đứng ra luận tội, đưa ra lập luận chứng minh ra lời cáo buộc của mình, sau đó dẫn nhân chứng vật chứng. Nhưng tất cả nhân chứng vật chứng đều phản đối lời buộc tội của nguyên cáo. Kỳ lạ thay, nguyên cáo bèn tuyên bố rằng tất cả người làm chứng vì ngu muội nên nói sai hết. Và kỳ lạ hơn nữa, quan toà cứ khăng khăng kết luận là bị cáo có tội và kết án nặng tới mức tù chung thân!
Ai cũng biết, hiện nay toàn quốc có hàng nghìn học viên Pháp Luân Đại Pháp tập luyện hàng ngày, và nhiều năm nay vẫn là như thế rồi.
Lúc bình minh, khi tất cả còn đang chìm trong giấc ngủ thì các học viên Pháp Luân Công đã bắt đâu một ngày của mình tại điểm luyện công. Trong các bài tập, các khẩu hiệu của Thấy Lý trong nhạc tập công đều được mọi người thực hiện chậm rãi và thư giãn, tất cả cơ thể và tâm hồn của mọi người được tắm trong ánh Phật quang và sự thăng hoa trong luyện tập. Khi thành phố thức giấc, các học viên lại hòa vào công việc và đời sống bận rộn của Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đó là chưa nói đến toàn cầu, Pháp Luân Đại Pháp có hơn 100 triệu người học trên 114 quốc gia, trong đó cộng đồng đông nhất là ở Trung Quốc (dù bị đàn áp từ 1999), Đài Loan, và Mỹ quốc. Tiếp đó là Úc, Châu Âu và Canada là những cộng đồng cũng không nhỏ. Cũng không phải là họ mới học, mà là đã học hàng chục năm như thế rồi. Cũng không thấy các nước có Y học tiên tiến bậc nhất thế giới như Mỹ quốc, Pháp, Anh, Đức nói gì về cái gọi là “cái giá phải trả” của các học viên Pháp Luân Đại Pháp cả. Họ cũng không hề xúc phạm các học viên bằng cách dán cho cái nhãn ngu muội cuồng tín gì đó. Mà trái lại, họ đã trao hàng nghìn giải thưởng và khen tặng đã được trao cho Pháp Luân Đại Pháp. Đây là sự thật quá hiển nhiên mà ở thời đại Internet này ai cũng có thể biết và có thể kiểm chứng.
Những khen tặng từ California, Mỹ
Đồng thời ai cũng biết, nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của học viên Pháp Luân Đại Pháp chính là cuộc đàn áp dã man ở Trung Quốc, trong đó lố bịch nhất và cũng là vô nhân đạo nhất, đó là các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị Đảng cộng sản Trung Quốc biến thành kho thu hoạch tạng, là đối tượng của nạn mổ cướp tạng đem bán. Xem tại http://dafoh.net để có thông tin tường tận vấn đề nóng bỏng này.
Tác giả bài viết là ai không ghi rõ bút danh. Tác giả rất hiểu biết và lập luận rất chặt chẽ. Rất vui nếu được trao đổi vài vấn đề về nội dung bài báo qua email với tác giả.
Cả 2 bài viết rất hay. Có điểm nhỏ là đề nghị các tác giả rà soát lại để sửa các lỗi chính tả. Xin cảm ơn các tác giả.
Báo Đời sống & Pháp luật có vẻ thiếu chuyên nghiệp nhỉ, thường các báo uy tín sẽ không tùy tiện kết luận kiểu chụp mũ như thế. Không hiểu phóng viên viết bài này có dụng ý gì đây, lương tâm cầm bút để đâu rồi. Nhưng theo tôi thấy, Pháp Luân Công phổ biến trên thế giới vậy, việc động chạm đến 1 nhóm người lớn như thế một cách ác ý thế này, chắc cũng không phải là do ông Tổng biên tập nhất thời hồ đồ mà duyệt bài đó đâu, thường là do có chỉ đạo từ bên trên đó thôi. Có khi Việt Nam, Trung Quốc là anh em đồng chí (ý tôi nói là Đảng CS Việt Nam và Đảng CS TQ là anh em đồng chí), nên học tập nhau đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng đó thôi. Nhưng tóm lại, báo Đời sống & Pháp luật cho đăng bài này chỉ tự làm mất uy tín của mình thôi, giờ ai còn nghe tuyên truyền của các ông nữa!
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tầm tư tưởng, vị thế của văn phong!
“trong con mắt nhân dân Trung Quốc, thì Chân-Thiện-Nhẫn của Thầy Lý Hồng Chí chính là sự trở lại của văn hoá người Hoa truyền thống, sự trở lại huy hoàng của văn minh 5000 năm Trung Quốc hoàn toàn hoà nhập vào xã hội hiện đại”
Rớt nước mắt khi đọc đến đoạn này của tác giả.
Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đã cứu giúp bao nhiêu con người, đã đem thậm chí nhũng cá nhân hủ bại nhất lên từ dưới vực thẳm của sự tha hoá đạo đức, đã mang đến cho người dân Trung Quốc hy vọng mới về một cuộc sống tinh thần và tiêu chuẩn đạo đức được nâng cao trong bối cảnh xã hội bị cuốn theo những lợi ích vật chất… Dạy con người làm điều tốt lại bị bức hại sao? Có chính phủ nào tàn nhẫn thiếu lý trí như chính phủ Trung Quốc?
Mong sao ngày một nhiều người được biết sụ thật này để cuộc đàn áp phi pháp này sớm kết thúc.
Xin cảm ơn phần phân tích và kiến thức uyên bác của tác giả.
Ông Dư Quang Châu đã sang Đức từ khoảng nửa năm nay; ông đã bác bỏ lời tuyên bố mà bài báo gán cho tên của ông: “thật xúc phạm, tôi không hề có ý kiến kiểu này….”: http://beforeitsnews.com/contributor/upload/38163/images/duquangchau.jpg
chi co the noi la rat chi ly
Con người bây giờ mất niêm tin vào cuộc sống và đăt niềm tin ko đúng chỗ..khi nhận ra thực sự đã quá
muộn.Cảm ơn anh vì bài viết này
tác giả bài báo sao không đến các công viên ngoài hà nội để xem những người học Pháp Luân Công là thế nào,sao vội viết tin gây thất thiệt như vậy